Khu
vực phía Nam vốn là miền sông nước, nổi bật với khu chợ nổi. Dựa vào đặc điểm tự
nhiên, tuyến “xe buýt” đường sông đầu tiên ở Sài Gòn đã được xây dựng và hoàn
thành. Trước khi bắt đầu đi vào hoạt động chính thức, tuyến xe này sẽ được chạy
thử nghiệm trước sự háo hức của người dân.
Hoàn thiện đồng bộ và hạ thủy vào ngày 21/8
Vào tháng 5/2017, Sở Giao thông - Vận tải TP. HCM đã ký kết hợp
đồng với Công ty TNHH Thường Nhật để đầu tư dự án vận tải hành khách công cộng
trên sông Sài Gòn. Dự án này được xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu
- Kinh doanh) với 2 tuyến Bạch Đằng (quận 1) đến Bến Linh Đông (quận Thủ Đức)
và Bạch Đằng đến Lò Gốm (quận 6, dài hơn 10km).
Chuyến xe buýt đường sông đầu tiên ở Sài Gòn chuẩn bị được tiến hành
Để đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng, tuyến xe này được
chăm chút kỹ lưỡng để tránh mọi sai sót. Các quy định hoạt động phải tuân thủ
theo hoạt động vận tải hành khách đường thủy. Về mặt vận hành sẽ có quy trình
giao trách nhiệm cho từng bộ phận như thủy thủ, tiếp viên. Ngày 18/8, ông Phạm
Công Bằng - Trưởng phòng quản lý vận tải đường thủy nội địa (Sở GTVT TP.HCM)
cho biết, tàu buýt đầu tiên của tuyến buýt sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông) đã
lắp đặt xong và đang triển khai thi công, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng đường
thủy, kết nối và sẽ hạ thủy trong sáng 21/8 tới. Theo dự kiến, cũng vào ngày hôm đó,
công ty Thường Nhật sẽ tổ chức buổi hạ thủy vận hành kỹ thuật tuyến vận tải
hành khách công cộng bằng đường thủy đầu tiên ở TPHCM.
Thiết kế của chiếc xe buýt trên sông tại Sài Gòn
Một số bến chưa có phương tiện buýt bộ kết nối trực tiếp thì
nhà đầu tư đề xuất kết nối bằng xe buýt điện hoặc liên hệ với một đơn vị vận
tải đường bộ bố trí buýt đường bộ vào đó. Ngòa ra, để đảm bảo an toàn cho hành khách, xe buýt đường sông vẫn trang
bị áo phao. Tối thiểu mỗi hành khách có một áo phao; ngoài ra còn trang bị thêm
phao tròn. Như vậy, khách hàng có thể yên tâm với loại hình giao thông này.
Các tuyến của xe buýt đường sông
Bến Bạch Đằng được coi là bến chính của cả
hai tuyến buýt đường sông. Theo ghi nhận, tuyến buýt đường sông đầu tiên tại TP. HCM là Bạch Đằng -
Linh Động sẽ chính thức hoạt động vào tháng 9 tới đây, tuyến còn lại sẽ hoạt động
vào năm 2018. Công trình đang được thi công, hoàn thiện để đi vào hoạt động
đúng theo kế hoạch.
Tuyến buýt Bạch Đằng - Linh Động sẽ chính thức hoạt động vào tháng 9 tới đây
Lộ trình của tuyến buýt đường sông như sau:
Bến số 1 (Bạch Đằng, quận 1) - bến số 2 (Sài Gòn Pearl, quận
Bình Thạnh) - bến số 3 (Bình An, quận 2) - bến số 4 (Thảo Điền, quận 2) - bến
số 5 (Tầm Vu, quận Bình Thạnh) - bến số 6 (Thanh Đa, quận Bình Thạnh) - bến số
7 (Bình Triệu, quận Thủ Đức) - bến số 8 (Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) - bến
số 9 (Bình Quới, quận Thủ Đức).
Tuyến buýt sông số 2 dự kiến khởi công năm 2018 với hải trình
Bạch Đằng - Lò Gốm (quận 8), dài khoảng 10,3 km, đi theo sông Sài Gòn, rạch Bến
Nghé, kênh Tàu Hủ.
Hai tuyến buýt sông số 3 (từ bến Bạch Đằng đi mũi Đèn Đỏ,
quận 7) và tuyến số 4 (từ bến Bạch Đằng đi Phú Mỹ Hưng, quận 7) cũng đã phê
duyệt.
Bến cuối của trạm xe buýt trên sông
Kinh phí và thời gian di chuyển
Theo đó, lộ trình của tuyến buýt này có 12 bến (9 bến chính
thức và 3 bến bổ sung). Thời
gian di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối tuyến khoảng 30 phút. Thời gian cho
tàu cập mỗi bến đón và trả khách là ba phút. Việc
sử dụng phương tiện mới này giúp rút ngắn 1/3 thời gian so với xe buýt
đường bộ trên cùng một lộ trình. Giá vé: 15.000 đồng/người/lượt.
Sử dụng xe buýt trên sông giúp rút ngắn 1/3 thời gian so với xe buýt đường bộ trên cùng một lộ trình
Chắc
chắn, ai cũng sẽ rất háo hức được với những
trải nghiệm mới lạ trên tuyến xe buýt đường sông mới này. Đây là một bước ngoặt
mới, đánh dấu sự phát triển của nền giao thông Việt Nam không chỉ ở đường bộ mà
còn ở đường thủy.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét