Mới
đây, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức duyệt đề án hạn chế xe máy “Tăng cường quản lý phương
tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên
địa bàn giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030”. Và đây được coi là một bước ngoặt
mới, đánh dấu cho sự thay đổi về hạ tầng giao thông đường bộ tại thủ đô.
Đề án hạn chế xe máy tại Hà Nội
Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án hạn chế xe máy
Trước đó nhiều tháng, đề án “Tăng
cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô
nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030” đã gây ra nhiều
ý kiến trái chiều, gây tranh cãi. Với mật độ dân số cao, vấn đề giao thông luôn
là một vấn đề cấp bách, đặc biệt với thủ đô Hà. Mục tiêu của đề án này nhằm tăng cường quản lý phương tiện
giao thông đường bộ, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phục vụ tốt
nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn
thành phố.
Đề án nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường
Lộ trình thực hiện đề án này gồm 3
giai đoạn:
+ Giai
đoạn 2017-2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham
gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT.
+ Giai đoạn 2017-2020: Tập trung
thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia
giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn
chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn
tắc thường xuyên, nghiêm trọng.
+ Giai đoạn 2017-2030: Từng bước
hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
Đề án chính thức được phê duyệt
Tại
kỳ họp HĐND TP Hà Nội vào đầu tháng 7/2017, HĐND Hà Nội đã thông qua đề án tăng
cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030.
Để đạt được mục tiêu, tại Thủ đô sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Thành phố sẽ quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông; chất lượng
phương tiện tham gia giao thông; quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện tham
gia giao thông; phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng;
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thành phố sẽ tăng cường
hơn nữa công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Nhiều giải pháp sẽ được thực hiện để đạt mục tiêu đề án đưa ra
Đề
án sẽ tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công
cộng để bảo đảm thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt từ 30% đến
35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 từ 50% đến 55%; các đô thị vệ tinh đến năm
2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%; phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao
thông đồng bộ với các quy hoạch khác.
Đặc biệt , vấn đề quy hoạch giao thông vận tải được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 bảo đảm tỷ lệ diện tích đất giao thông trên
diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 20% đến 26% cho đô thị trung tâm, đạt từ
18% đến 23% cho các đô thị vệ tinh và đạt từ 16% đến 20% cho các thị trấn;
trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt từ 3% đến 4%.
Đề án sớm đi vào hoạt động và hi vọng sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực
Đề
án hạn chế xe máy tại Thủ đô Hà Nội đã chính thức được phê duyệt và sớm đi vào
hoạt động. Hi vọng, với việc thực hiện của
các cấp lãnh đạo, vấn đề giao thông tại thành phố sẽ sớm được giải quyết và có
nhiều chuyển biến tích cực.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét